12 Cách Trang Trí Tết Quê Đơn Giản Mà Đậm Đà Bản Sắc Dân Tộc

18/01/2025

Tết quê luôn mang một nét đẹp bình dị, ấm áp với những hình ảnh thân thuộc như cây mai vàng, câu đối đỏ, bánh chưng xanh. Hãy tham khảo 12 cách trang trí Tết quê được Allead tổng hợp được dưới đây, nếu bạn muốn làm cho không gian quê thêm phần rực rỡ và đậm đà hương sắc ngày xuân. Để nhờ đó bạn sẽ có được không gian đón tết đậm đà bản sắc dân tộc mà vẫn rất hiệu quả!

1/ Trang Trí Cửa Chính, Cổng Nhà Bằng Câu Đối Đỏ

trang trí tết quê đẹp với câu đối đỏ

Câu đối đỏ là một nét văn hóa đặc trưng trong ngày Tết, thường được viết trên giấy đỏ hoặc vải lụa đỏ với nét chữ thư pháp mềm mại. Bạn có thể treo câu đối hai bên cửa cổng nhà hoặc khu vực phòng thờ với những câu chúc ý nghĩa như:

"Tân niên tân phúc tân phú quý – Xuân nhật xuân vinh xuân vạn tài."

"Chúc Tết đến trăm điều như ý – Mừng xuân sang vạn sự thành công."

Câu đối không chỉ mang ý nghĩa cầu chúc tốt lành mà còn tạo điểm nhấn trang trí đẹp mắt cho không gian ngày Tết.

2/ Dựng Cây Nêu Ngày Tết

Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng Chạp sau khi đưa ông Công ông Táo về trời. Một cây tre cao khoảng 5 - 7 mét, trên đỉnh buộc thêm lá dừa, bùa chú, đèn lồng hoặc chuông gió tạo nên không gian truyền thống đầy ý nghĩa. Theo như quan niệm truyền thống thi cây nêu giúp xua đuổi tà ma và đem lại sự bình an cho gia đình.

3/ Trang Trí Tết Quê Với Mâm Ngũ Quả Đậm Chất Quê

Mâm ngũ quả là biểu tượng của sự sung túc, đủ đầy và là một cách trang trí tết không thể bỏ qua của các gia đình Việt. Tùy theo mỗi vùng miền sẽ có cách bày trí khác nhau sao cho phù hợp với phong tục, tập quán của địa phương:

Miền Bắc: Chuối xanh, bưởi, đào, hồng, quýt.

Miền Trung: Thanh long, dưa hấu, chuối, dứa, sung.

Miền Nam: Mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung (ngụ ý "Cầu dừa đủ xài sung").

Mâm ngũ quả thường được đặt trên bàn thờ gia tiên, thể hiện lòng biết ơn và cầu mong năm mới sung túc.

4/ Treo Lồng Đèn Trước Nhà

Những chiếc lồng đèn đỏ, vàng treo trước hiên nhà sẽ làm cho không gian trở nên lung linh, ấm áp hơn. Bạn có thể chọn lồng đèn giấy, lồng đèn vải hoặc lồng đèn làm từ tre nứa để trang trí cho không gian thêm lộng lẫy. Cụ thể một số mẫu lồng đèn truyền thống như:

Lồng đèn hình cá chép tượng trưng cho sự dư dả.

Lồng đèn hoa sen mang đến sự thanh tịnh, bình an.

>>> Có thể bạn quan tâm: 12 Cách Trang Trí Tết Handmade Cho Nhà Cửa “Đỉnh Nóc, Kịch Trần, Bay Phấp Phới”

5/ Trang Trí Bàn Thờ Gia Tiên

Bàn thờ gia tiên là nơi linh thiêng nhất trong nhà, vì vậy cần được lau dọn sạch sẽ và trang trí tươm tất. Những vật phẩm cần có trên bàn thờ trang trí Tết quê thêm đậm đà màu sắc truyền thống bao gồm:

Hoa tươi: Hoa mai, hoa đào hoặc hoa cúc vàng tượng trưng cho may mắn.

Bánh chưng, bánh tét: Thể hiện truyền thống gói bánh ngày Tết.

Mâm ngũ quả: Bày biện tỉ mỉ và cân đối.

Hương trầm, nến đỏ: Tạo không khí thiêng liêng và ấm cúng.

6/ Hoa Mai, Hoa Đào Trước Hiên Nhà

Theo quan niệm truyền thống của cha ông ta thì hoa mai vàng rực rỡ tượng trưng cho sự phát tài, còn hoa đào mang lại may mắn. Các bạn có thể đặt một chậu cây mai, đào lớn trước cửa chính nhà, cửa cổng hoặc trang trí hiên nhà bằng những cành hoa nhỏ:

Hoa mai: Được ưa chuộng ở miền Nam với sắc vàng tượng trưng cho tài lộc.

Hoa đào: Phổ biến ở miền Bắc với màu hồng phấn, mang lại sự thịnh vượng.

Hoa cúc vàng: Mang ý nghĩa trường thọ và phú quý.

7/ Treo Dây Đồng Tiền Và Phong Bao Lì Xì

Bạn có thể treo những dây đồng tiền bằng giấy vàng hoặc các phong bao lì xì nhỏ lên cây đào, cây mai hoặc trên cửa chính để thu hút tài lộc. Đây cũng là cách trang trí cho tết cổ truyền mang đậm chất quê, một số những câu chúc in trên phong bao lì xì như:

"Chúc Mừng Năm Mới."

"Phát tài phát lộc."

"An khang thịnh vượng."

8/ Trang Trí Sân Nhà Bằng Tiểu Cảnh Ngày Tết

Nếu ngôi nhà của bạn có không gian rộng, bạn có thể tạo một góc tiểu cảnh Tết với các vật phẩm truyền thống. Chúng sẽ mang đến sự ấn tượng cho từ cái nhìn đầu tiên cho các vị khách đến chơi nhà về ngôi nhà của bạn, cụ thể như:

Tiểu cảnh với mành mành, nón lá, thúng gạo, mẹt tre…

Trang trí tiểu cảnh cùng bánh chưng, bánh tét, dưa hấu đỏ.

Cây quất, cây mai nhỏ, các loại hoa...

Những tiểu cảnh này không chỉ làm đẹp không gian mà còn tạo nên không khí Tết rộn ràng hơn.

>>> Có thể bạn quan tâm: 12 Cách Trang Trí Tết Tại Nhà Đơn Giản Mà Đẹp

9. Bày Mâm Cỗ Cúng Giao Thừa

Ngoài việc chuẩn bị mâm cỗ đầy đủ, bạn có thể trang trí bàn cúng cho chúng thêm phần độc đáo, ấn tượng hơn. Cụ thể, bạn có thể trang trí Tết quê thêm cho mâm cỗ bằng những vật dụng thường thấy như:

Đèn dầu, nến đỏ: Tạo sự trang nghiêm.

Hương thơm: Giúp không gian ấm cúng hơn.

Trầu cau: Thể hiện sự kính trọng với tổ tiên.

10/ Tạo Góc Ông Đồ Viết Thư Pháp

Một góc nhỏ với hình ảnh ông đồ viết chữ thư pháp sẽ làm không gian Tết quê thêm phần truyền thống hơn. Một cách trang trí sẽ khá thường thấy trong mỗi dịp Tết đến xuân về đả bạn tham khảo và chọn lựa cho gia đình mình. Bạn có thể đặt bàn ông đồ ở bên ngoài cửa sổ phòng khách cùng với các vật dụng như:

Bút lông, nghiên mực.

Giấy đỏ, giấy lụa viết chữ "Phúc", "Lộc", "Thọ".

Một chiếc đèn lồng đỏ nhỏ để tăng thêm sự cổ kính.

11/ Tô Điểm Không Gian Bằng Tranh Đông Hồ

Tranh Đông Hồ là nét đẹp văn hóa dân gian, có thể treo trong phòng khách hoặc bàn thờ. Một số mẫu tranh nổi tiếng:

"Gà trống gọi đàn" - biểu tượng của sự no đủ.

"Đám cưới chuột" - thể hiện sự hóm hỉnh và sáng tạo của người xưa.

"Vinh hoa phú quý" - cầu mong một năm thịnh vượng.

12/ Trang Trí Cửa Nhà Bằng Cành Lộc

Những cành lộc xanh tươi như cành vạn thọ, cành quất hay một nhành mai nhỏ treo trước cửa sẽ tượng trưng cho sự sinh sôi, phát triển và hạnh phúc trong năm mới. Bạn có thể kết hợp cùng những dải giấy đỏ có chữ chúc phúc để tăng thêm sự may mắn cho gia đình mình.

Tết quê không chỉ là dịp sum vầy mà còn là cơ hội để giữ gìn và phát huy những nét đẹp truyền thống. Với những cách trang trí Tết quê trên, hy vọng bạn sẽ có một không gian xuân ấm cúng, ý nghĩa và tràn đầy sắc xuân!

>>> Có thể bạn quan tâm: 12 Cách Trang Trí Tết Bằng Quạt Giấy Ấn Tượng Và Chi Tiết Nhất