10+ Cách Trang Trí Tết Xưa Gợi Nhớ Một Thời Hoài Niệm

24/12/2024

Tết xưa luôn mang trong mình nét đẹp truyền thống, gợi nhớ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Vậy bạn có biết cách trang trí Tết xưa sao cho đúng với truyền thống của dân tộc ta hay chưa? Nếu bạn muốn không gian sống của mình mang đậm dấu ấn cổ truyền, hãy cùng AG thử ngay 10 cách dưới đây nhé.

1/ Dán Câu Đối Đỏ

Với người Việt Nam ta thì câu đối đỏ luôn là biểu tượng cho may mắn, phúc lộc đầu năm. Các bạn có thể dùng chúng để trang trí cho ngày Tết bằng cách treo câu đối ở hai bên cửa chính hoặc đặt trên bàn thờ gia tiên.

Vị trí treo: Dán hai bên khung cửa chính hoặc trên bàn thờ.

Ngôn ngữ: Nên lựa chọn những câu đối chứa đựng lời cầu chúc.

Màu sắc: Chọn nền đỏ, chữ vàng để tăng tính nổi bật.

2/ Tô Điểm Với Đồ Gốm Sứ

Những vật dụng bình gốm, đĩa sứ in họa tiết truyền thống không chỉ là đồ vật trang trí của nhiều các gia đình Việt. Sử dụng chúng để trang trí đặt trên kệ, trên bệ cửa sổ hay bất cứ không gian... cũng chính là cách thể hiện sự trân trọng nét đẹp xưa.

Chọn lựa: Bình hoa, bát đĩa in hình hoa văn truyền thống.

Cách sắp xếp: Trang trí trên bàn ăn, bàn khách.

3/ Trang Trí Bàn Thờ Gia Tiên

Bàn thờ là nơi linh thiêng để tưởng nhớ tổ tiên và cũng cần được trang trí vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là trong dịp Tết. Các bạn cần lau dọn sạch sẽ, bày biện đầy đủ như lư hương, đèn dầu, hoa tươi, và bánh chưng, bánh tét.

Lấy cân đối: Sắp xếp đều nhau giữa lư hương, bình hoa, đèn thờ.

Dùng hoa tươi: Hoa lay ơn, hoa cúc vàng thường được ưa chuộng.

Vật phẩm: Ngoài trái cây, nên chuẩn bị bánh chưng, bánh tét.

>>> Xem thêm: Trang Trí Nhà Cửa Ngày Tết Cần Tránh 7 Điều Này

4/ Hoa Đào và Hoa Mai

Hoa đào miền Bắc, hoa mai miền Nam là hai loài hoa đặc trưng giúp trang trí Tết xưa cho các gia đình Việt. Mỗi một gia đình chỉ cần một cành hoa nhỏ cũng đủ làm sáng bừng cả không gian, mang không khí Xuân về với ngôi nhà.

Hoa Đào (miền Bắc): Đặt ở phòng khách hoặc trước sân nhà.

Hoa Mai (miền Nam): Được chọn theo dáng cây bonsai, với ý nghĩa phúc lộc, thịnh vượng.

5/ Đèn Lồng và Đèn Dầu

Những chiếc đèn lồng giấy đỏ treo trước cửa đi ra vào, hay đèn dầu đặt trong góc phòng đều tạo cảm giác ấm cúng, hoài cổ. Đây cũng chính là những vật dụng trang trí cho Tết xưa phổ biến và vẫn được ưa chuộng cho đến ngày nay.

Màu sắc: Đèn lồng đỏ, vàng mang lại vẻ ấm áp.

Chất liệu: Lựa chọn giấy xố, giấy lụa tạo sự bền bỉ.

Cách bố trí: Treo đèn trước cửa nhà hoặc trong phòng khách.

6/ Giấy Dán Ô Kính

Những họa tiết hoa mai, hoa đào, chim én in trên giấy dán ô kính mang lại không khí Tết xưa sống động. Các bạn có thể dán chúng lên mặt kính của cửa nhà để giúp cho không gian ngôi nhà tràn ngập sắc Xuân.

Hình ảnh thích hợp: Chim én, lộc bình, hình đống tiền.

Lợi ích: Dễ thi công, giá rẻ, dễ tháo gỡ sau Tết.

7/ Trang Trí Tết Xưa Tranh Đông Hồ

Những bức tranh Đông Hồ với hình ảnh "Đám cưới chuột" hay "Gà đàn" thường được treo trong nhà để cầu mong may mắn. Với người dân Hà Nội nói riêng và người dân miền Bắc nói chung, chúng còn là cách trang trí trong mỗi dịp Tết đến xuân về nữa đó nhé.

Chủ đề: “Đám cưới chuột” tượng trưng cho hòa hợp, “Gà đàn” cầu mong gia đình sung túc.

Cách bố trí: Treo trong không gian phòng khách hoặc khu vực gần bàn thờ.

>>> Xem thêm: 19 Cách Trang Trí Cửa Kính Ngày Tết Đậm Sắc Xuân

8/ Cây Nêu Ngày Tết

trang trí tết xưa đẹp

Lập cây nêu với lá rồi treo những vật dụng nhỏ như túi gạo, tiền xu… để xua đuổi tà ma và cầu an lành. Một cách trang trí gợi nhớ đến những ngày Tết xưa cũ hết sức thú vị và đầy màu sắc cổ truyền.

Chất liệu: Tre cao, dây đỏ, tiền xu.

Vị trí: Lập cây trước nhà, góp phần làm nên không gian truyền thống.

9/ Bánh Chưng, Bánh Tét

Đối với người dân Việt Nam ta, sẽ không thể thiếu hình ảnh bánh chưng, bánh tét trong không gian Tết xưa. Các bạn sẽ có thể trang trí Tết xưa bằng cách đặt chúng trên bàn thờ, nóc tủ kệ ở gần cửa phòng khách hoặc một không gian trang trí nào đó cho phù hợp nhất.

Vị trí trang trí: Đặt trên bàn thờ hoặc trong mâm cỗ.

Sắp xếp: Góc nhà hoặc bố trí thêm các bó rơm khô.

10/ Trang Trí Tết Xưa Cho Mâm Ngũ Quả

Mâm ngũ quả truyền thống gồm 5 loại quả, chúng sẽ tượng trưng cho sự sung túc và may mắn. Các bạn hãy chọn những loại quả như mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, và sung để tạo nên một mâm quả đẹp mắt.

Ngụ ý: Chọn 5 loại quả mang ý nghĩa tượng trưng cho phúc, lộc, thọ.

Thực hiện: Phổ biến nhất là các loại quả: mãng cầu, dừa, đủ đủ, xoài, sung. Với người dân ở khu vực Miền Bắc thường thêm chuối xanh.

Việc tái hiện lại không gian Tết xưa không chỉ mang lại vẻ đẹp cổ truyền mà còn giúp gia đình bạn sống trong những khoảnh khắc ý nghĩa. Hãy thử áp dụng các cách trang trí tết xưa trên để cùng nhau đón một cái Tết thật ấm áp và hoài niệm nhé.

>>> Xem thêm: 12 Cách Trang Trí Tết Nguyên Đán Đẹp Và Ý Nghĩa